Di sản thừa kế

Di sản thừa kế
Ngày đăng: 26/05/2025 11:09 AM

    Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại cho những người còn sống. Theo quy định tại Điều 634 Bộ luật dân sự: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.”

    Di sản thừa kế

    Di sản thừa kế có thể là vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản thuộc sở hữu của người để lại di sản.

    Việc xác định di sản thừa kế mà người chết để lại căn cứ vào giấy tờ,tài liệu chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp đối với khối tài sản đó. Đối với trường hợp di sản thừa kế là tài sản thuộc sở hữu chung thì việc xác định tài sản chung của người để lại di sản có thể dựa trên những thỏa thuận đã có từ trước hoặc căn cứ vào văn bản do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

    Khai nhận di sản thừa kế

    Hồ sơ pháp lý các bên khai nhận di sản thừa kế

    1. 1.CMND hoặc hộ chiếu (bản chính kèm bản sao) của từng người
    2. Hộ khẩu (bản chính kèm bản sao)
    3. 3.Giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận hôn nhân thực tế hoặc xác nhận độc thân (bản chính kèm bản sao)
    4. Giấy ủy quyền cho ACC.
    5. 5.Giấy khai sinh, Giấy xác nhận con nuôi; bản án, sơ yếu lý lịch, các giấy tờ khác (bản chính kèm bản sao) chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người thừa kế.

    Hồ sơ pháp lý của người đề lại di sản thừa kế

    • Giấy chứng tử (bản chính kèm bản sao) của người để lại di sản, giấy báo tử, bản án tuyên bố đã chết (bản chính kèm bản sao).
    • Giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận hôn nhân thực tế hoặc xác nhận độc thân (bản chính kèm bản sao)
    • Di chúc (nếu có)

    Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản là di sản thừa kế

    • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất ở do UBND cấp, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình trên đất, các loại giấy tờ khác về nhà ở (bản chính kèm bản sao); Giấy phép mua bán, chuyển dịch nhà cửa – hợp thức hóa do UBND quận/huyện cấp có xác nhận của Phòng thuế trước bạ và thổ trạch TP. HCM; Văn tự bán nhà được UBND chứng nhận (nếu có); Biên lai thu thuế nhà đất (nếu có)
    • Giấy phép xây dựng (nếu có)
    • Biên bản kiểm tra công trrình hoàn thành (nếu có)
    • Bản vẽ do cơ quan, đơn vị có thẩm quyền thực hiện, đã được UBND hoặc Phòng Tài nguyên và môi trường xác nhận kiểm tra nội nghiệp, quy hoạch (nếu có)/.
    • Giấy tờ về tài sản khác (Sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, giấy xác nhận của ngân hàng mở tài khoản, giấy đăng ký xe ô tô, cổ phiếu, …)

    Quý khách hàng có thắc mắc liên quan, xin vui lòng liên hệ CÔNG TY LUẬT ACC để được đội ngũ luật sư của chúng tôi hỗ trợ tốt nhất!

    CÔNG TY LUẬT ACC

    VĂN PHÒNG QUẬN TÂN BÌNH 270-272 Cộng Hòa, P.102 Lầu 1 Tòa Nhà NK, Phường 13, Quận Tân Bình, TP.HCM Giờ làm việc: 8:00 – 17:00 (8:00AM – 5:00 PM)

    VĂN PHÒNG HUYỆN CỦ CHI 233 Nguyễn Thị Lắng, Ấp Phú Lợi, Xã Tân Phú Trung, Huyện Củ Chi, TP.HCM Giờ làm việc: 8:00 – 17:00 (8:00AM – 5:00 PM)

    Tổng đài – Hotline – Email Tổng đài tư vấn miễn phí: (028) 3811 0987 (20 line) Hotline: 093 883 0 883 Email liên hệ: lshuynhcongdung@gmail.com Website: https://congtyaccvietnam.com/

    Các dịch vụ khác của ACC:

    Câu hỏi thường gặp: Di sản thừa kế

    Di sản thừa kế là gì?

    Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại cho những người còn sống. Tài sản này có thể là bất động sản (nhà, đất), động sản (tiền, xe cộ, đồ dùng cá nhân), quyền tài sản (quyền đòi nợ, quyền sở hữu trí tuệ), và các tài sản khác theo quy định của pháp luật.

    Di sản thừa kế bao gồm những gì?

    Di sản thừa kế bao gồm tài sản riêng của người chết và phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác.

    Di sản thừa kế được chia như thế nào?

    Di sản thừa kế được chia theo hai hình thức: Theo di chúc, nếu người chết có để lại di chúc hợp pháp, di sản sẽ được chia theo nội dung của di chúc. Theo pháp luật, nếu không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp, di sản sẽ được chia theo quy định của pháp luật về hàng thừa kế.

    Các hàng thừa kế theo pháp luật là gì?

    Theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, có ba hàng thừa kế theo thứ tự ưu tiên: Hàng thứ nhất gồm vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Hàng thứ hai gồm ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại. Hàng thứ ba gồm cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    Thời hiệu khởi kiện về thừa kế là bao lâu?

    Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 10 năm đối với động sản và 30 năm đối với bất động sản, tính từ thời điểm mở thừa kế (thời điểm người để lại di sản chết).

    Đăng ký tư vấn

    Vui lòng nhập họ và tên
    Vui lòng nhập địa chỉ email
    Vui lòng nhập số điện thoại
    Vui lòng nhập quy mô nhân sự
    Vui lòng nhập chức danh
    Vui lòng nhập lĩnh vực kinh doanh

    Tin tức nổi bật

    0
    Chỉ đường
    Zalo
    Hotline

    0938830883